Đạo học-Tâm linh-Huyền thuật

Diễn đàn được thành lập nhằm hướng tới một nơi trao đổi học thuật, kinh nghiệm huyền môn, là nơi giao lưu văn hóa, tôn giáo để lưu lại những giá trị vô hình cho hậu thế.
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 TRỪ TÀ THẦN BẰNG LÒNG TỪ BI

Go down 
Tác giảThông điệp
phatphapvoluongton
Búa đá



Tổng số bài gửi : 66
Points : 132
Reputation : 8
Join date : 26/01/2012

TRỪ TÀ THẦN BẰNG LÒNG TỪ BI Empty
Bài gửiTiêu đề: TRỪ TÀ THẦN BẰNG LÒNG TỪ BI   TRỪ TÀ THẦN BẰNG LÒNG TỪ BI I_icon_minitimeSun Jan 29, 2012 7:02 pm

TRỪ TÀ THẦN BẰNG LÒNG TỪ BI

Tư liệu cụ Trần Tính[1]và ông Ngô Cao Bá[2]

Câu chuyện sau đây do cụ Trần Tính, pháp danh Đồng Thiệnsinh năm 1922, người làng Mỹ Thuậnvà ông Ngô Cao Bángười làng Mỹ Trạch- xã Ninh Hà- huyện Ninh Hòakể lại:

Tại làng Mỹ Trạch, xã Ninh Hà, huyện Ninh Hòacó gia đình ông Hồ Thụsinh ngày 26 tháng 06 năm 1986 (Bính Thân) và vợ là bà Võ Thị Trướcsinh năm Tân Dậu (1897). Hai vợ chồng ông bà Thụ khi sinh người con đầu lòng, hình thù quái lạ, gương mặt trông rất đần độn. Sau khi sinh, bé cất tiếng khóc chào đời thì chết ngay. Lần thứ hai vợ ông cũng sinh một bé hình thù và khuôn mặt giống y hệt như đứa đầu lòng, vừa cất tiếng khóc chào đời thì bé cũng tắt thở. Lần thứ ba cũng hình dạng và gương mặt đần độn ấy, khi vừa được sinh ra, cất tiếng khóc đầu đời thì chết ngay lập tức. Cả ba đứa con cùng chung một gương mặt và đều chết non. Lúc bấy giờ người cậu nuôi của Thụ là ông Ngô Đàisinh năm Canh Ngọ (1870) là một người giàu có thuộc vào hàng bậc nhất nhì trong làng Mỹ Trạch, hơn nữa ông lại là một Phật tử thuần thành, điều đáng nói nhất ở đây là ông Ngô Đài hay làm từ thiện, tu hạnh bố thí, cúng dường, nên ông được người dân trong làng và các vùng lân cận yêu thương và kính trọng.

Biết đứa cháu nuôi của mình sinh con bất bình thường, ông Ngô Đàiliền chỉ bảo với Hồ Thụ rằng:

- Vợ chồng mày sinh nhầm phải con ranh con lộn rồi, cho dù vợ mày có sinh thêm bao nhiêu đứa con đi nữa, thì cũng chỉ một khuôn mặt đó và cũng kiểu chết non y hệt như vậy thôi.

Nghe thế ông Thụ buồn bã hỏi:

- Cậu ơi, trên đời này sao lại có chuyện quái lạ xảy ra với vợ chồng cháu như thế?

Ông Ngô Đàiđáp:

- Tại vợ chồng mày chưa biết đó thôi, nó đâu phải là con của tụi mày, nhìn khuôn mặt của nó thì biết ngay, nó là loài “quái càn la sát con ranh con lộn đầu thai đó”, mày có biết không?

Nghe cậu nói đến đây trong lòng Hồ Thụbất an, liền hỏi:

- Thưa Cậu, vậy có cách gì chữa trị để vợ cháu khỏi phải sinh con ranh con lộn không?

Ông Ngô Đàiôn tồn:

- Để chữa lành bệnh này thì vợ chồng mày, nên sớm tìm thầy cao tay ấn để trừ tà ma, nếu trấn yểm được loài quái càn la sát này thì vợ chồng mày mới sinh con và nuôi con khôn lớn được.

Vì xót thương cho đứa cháu nuôi của mình, nên ông Ngô Đàigiải thích thêm:

- Con ranh con lộn tức là khi vừa sanh ra, thì đứa bé ấy chết ngay, liên tiếp nhiều lần như vậy. Đây là một giống tà quái la sát thường hay phá phách thai nhi. Chỉ cần một con yêu quái ấy thôi mà nó thác sanh vô ra nhiều lần. Có người không tin thử, làm dấu bằng cách, đứa đầu sanh ra chết thì chặt một lóng tay, lần thứ 2 sanh ra thai nhi cũng bị mất lóng tay, họ bấm tiếp lỗ tai rách làm hai, thì lần thứ 3 sanh ra thai nhi cũng bị dấu vết y như vậy. Bởi thế nên ở xứ Ninh Hòa, người ta nguyền rủa những đứa nhỏ bợm bãi du côn là “loài con ranh con lộn”.

- Nếu vợ chồng mày đi thầy bùa, thầy phù thủy, thầy pháp, thì họ trị nạn này bằng cách dùng dao phay chặt thai nhi làm 3 khúc, rồi họa bùa ếm trừ sau đó mới đem đi chôn, mỗi nơi mỗi khúc. Kinh khủng lắm, việc này tàn nhẫn rất không nên làm…

Nghe kể đến đây ông Thụ thở dài buông lời buồn chán:

- Con ranh con lộn là do vợ cháu sinh chứ không phải cháu. Giá như cháu có vợ hai, vợ ba thì chắc sẽ không có chuyện đau buồn, đáng tiếc như thế này…

Ông Ngô Đàilà một Phật tử quy y Tam Bảo pháp danh Đồng Bửu, thâm tín Tam Bảo và am hiểu giáo lý Phật đà, khi nghe đứa cháu của mình nói thế, thì biết ngay là nó có ý định bỏ vợ. Ông liền khuyên ngăn quở trách:

- Vợ mày là đứa đàng hoàng, không hư hỏng, nó sống thủy chung với mày, cớ sao mày lại có ý định thay lòng đổi dạ với nó, nếu mày làm như thế là không đúng với đạo nghĩa vợ chồng. Mày nên dẹp ngay cái ý định lấy vợ bé ấy đi.

Ông Thụ than thở:

- Đi thầy Pháp trừ tà thì quá tàn nhẫn, còn lấy vợ bé thì trái đạo nghĩa vợ chồng. Cả hai điều ấy cháu đều không làm được, vậy cậu bảo cháu phải làm gì bây giờ?

In lặng một hồi lâu, ông Ngô Đàichợt nhớ “Thầy Quảng Đức là bậc chân tu, đạo cao, đức trọng,” ông vui mừng nói:

- Thầy Quảng Đức đang ẩn tu ở hang cọp tại Núi Chùahòn Đất, đạo hạnh rất cao siêu có thể “hàng yêu, phục ma”. Để cậu lên đó thỉnh Ngài xuống núi trị bệnh cho vợ mày.

Nói xong ông Ngô Đàicùng ông Hồ Thụvội vã lên đỉnh Núi Chùahòn Đất. Khi đến nơi, thì hoàng hôn cũng vừa buông xuống, cảnh vật nơi đây thật yên tĩnh, áng mây hồng bồng bềnh giăng kín chân trời Tây, khói lam chiều từ những mái tranh quê, hương mạ non từ ruộng đồng Mỹ Trạch. Trước cảnh đẹp thiên nhiên của buổi chiều tà, Bồ-tát Quảng Đức đang thiền hành quanh ngôi thảo am trên đỉnh Núi. Như được bảo hộ bởi một sức mạnh vô hình, hai cậu cháu ông Ngô Đài cảm nhận “lòng mình hôm nay thật bình an”.

Khi trông thấy Thầy từ xa, ông Ngô Đàicất tiếng:

- A Di ĐàPhật, Kính bạch Thầy con là Đồng Bửuvà đứa cháu Hồ Thụlên tìm thầy đây… Mô Phật… Nam Mô Phật.

Tiếng gọi to của ông Ngô Đài, xé tan bầu không gian tĩnh mịch. Đang thiền hành, Thầy từ từ dừng lại, đợi cho hai cậu cháu lại gần, với chất giọng trầm từ, ôn tồn thầy hỏi:

- Duyên sự gì mà hai cậu cháu lên núi tìm Thầy vào giờ này?

Ông Ngô Đàivà đứa cháu cung kính chắp tay xá thầy thật sâu, rồi đứng cạnh thầy bẩm bạch một mạch:

- Bạch thầy, con có đứa cháu dâu là vợ của thằng Thụ này đang lâm bệnh thiên thời, sinh nhầm phải con ranh con lộn, kính nhờ Thầy chữa trị, xin Thầy từ bi cứu khổ cứu nạn cho...

Nghe qua, Bồ tát không nói một lời nào, chỉ nắm chặt lấy tay của hai cậu cháu và Ngài dắt đi đến bộ thạch bàn, rồi cả ba thầy trò cùng ngồi xuống, đó là bộ bàn ghế được tạo nên từ những phiến đá cuội tại ngọn núi này. Giữa cảnh u tịch của chốn núi rừng, màn đêm đen tối cũng từ từ buông xuống, khói hương trầm lan tỏa từ chiếc lư đồng trên bàn Phật, bên trong ngôi thảo am, khiến hai cậu cháu có cảm giác lâng lâng, lòng nhẹ nhàng thanh thản. Vẫn với chất giọng trầm từ thầy giảng giải:

- Đạo Phật lấy chất liệu từ bi làm nguồn cội, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và lấy hùng-dũng làm quyền môn giáo hóa.

Ngừng lại… vài giây và thầy giảng tiếp.

- Đem tâm từ để cảm hóa yêu đạo, lấy gươm tuệ để đoạn rễ vô minh, dùng hùng tâm dũng trí để đưa người về nẻo giác.

- Nhưng theo các thầy bùa, thầy phù thủy, thầy pháp thì các vị ấy dùng uy lực của bùa chú, phép thuật để chế ngự yêu tinh con ranh con lộn, Thầy rất xót xa và thương cảm về việc này…

Ông Hồ Thụthưa vào:

- Bạch thầy, con cũng đã từng chứng kiến các thầy bùa, thầy phù thủy, thầy pháp dùng phép thuật ếm trừ con ranh con lộn, Họ lấy dao phay chặt thai nhi làm 3 khúc, rồi ếm bùa sau đó mới đem đi chôn, mỗi nơi mỗi khúc. Con thấy có một cái gì đó quá dã man và rất là tàn nhẫn, bạch Thầy…

Bồ tát tiếp lời:

- Theo tinh thần của đạo Từ Bi thì việc ấy rất không nên làm, nếu đã tạo nghiệp sát nhất định phải bị tổn mạng, tuy các thầy pháp, thầy phù thủy, tạm thời chế ngự được yêu quái, nhưng lại càng làm tăng thêm lòng thù hận, vì loài phi nhơn kia không được siêu thoát, chúng sẽ quay trở lại báo oán…

Nghe Bồ-tát giảng dạy đến đây, hai cậu cháu đã ngộ ra một phần nào về chữ Từ Bi trong đạo Phật.

- Oán thù nên hóa giải, chứ không nên buộc chặt.

Thầy lại dạy tiếp:

- Tâm từ bi rộng mở với tất cả mọi loài, được hiển bày dưới nhiều hình thức, có khi là mưa phùn gió nhẹ, nhưng cũng có lúc là phong ba bão táp. Khi thì mềm mại nhu nhuyến uyển chuyển, nhưng có khi cũng cương quyết, dứt khoát và đầy uy lực. Do đó, mà Đạo Phật không chỉ có Từ Bi và Trí Tuệ mà còn có cả Hùng tâm và Dũng trí.

Từ sự quán chiếu sâu xa về cội nguồn nhân quả, rõ biết căn cơ của từng chúng sinh để tùy duyên phân biệt thiện, ác mà chuyển hóa… Phá mê đạo chuyển người về chính đạo, tùy duyên hóa độ dấu tích không lưu…

Ông hồ thụ thưa:

- Kính bạch thầy, Chúng con có một niềm tin vững chắc về Tam bảo, tin về lòng từ bi và trí tuệ. Chỉ có đạo hạnh tu hành của các bậc cao Tăng mới có thể làm quỷ thần phải khiếp sợ…

- Kính bạch thầy xin thầy từ bi cứu giúp cho đứa cháu dâu của con…

Bồ-tát huấn thị và hứa khả:

- Vợ chồng cháu Thụ khi về đến nhà, phải chuẩn bị hương, đăng, trà, quả và trang trí bàn thờ Phật trong nhà cho thật là trang nghiêm, giữ lòng trong sạch, trai tịnh trong suốt thời gian này. Ba ngày nữa Thầy sẽ đến nhà trị bệnh.

Hai cậu cháu rất đỗi vui mừng đứng dậy chắp tay cung kính xá chào Thầy:

- Mô Phật, kính bạch thầy chúng con về.

Khi hai cậu cháu xá chào thầy rồi lui gót xuống núi, khi đến sườn đồi, thì vừng trăng thượng tuần cũng đã lên cao, dưới ánh trăng ngà tiếng chuông gia trì từ ngôi thảo am khoan thai chuyển động trong nhịp mõ đều đều, lời kinh nhiệm màu lại vang lên, thoảng đưa trong gió là thanh âm trầm hùng của chú Phổ Amvà Đại Bichú - một sức mạnh vô biên vang rền cả thinh không, rung động cả núi rừng.

Bồ tát đã bế quan, thiền tọa và hành trì bí mật thần chú trong suốt thời gian đó. Ba ngày đã trôi qua, đúng như lời hứa Thầy xuống núi và đi thẳng đến nhà ông Hồ Thụđể trị bệnh.

Cả nhà ra cung nghinh đón tiếp và mời Thầy vào trong nhà.

Những người chứng kiến lúc bấy giờ trong đó có ông Ngô Đài. Họ chỉ trông thấy và nghe Bồ-tát bảo rằng:

- Hai vợ chồng cháu Hồ Thụ ngồi thẳng chấp tay trước bàn thờ Phật giữa nhà. Giữ lòng thanh tịnh và nhất tâm niệm Phật.

Còn Bồ-tát thì đứng trì tụng mật chú khoảng 15 phút. Thế là xong cách chữa trị.

Trông rất nhanh và thật đơn giản, gia đình tạ lễ, tịnh tài và phẩm vật, Thầy không nhận bất cứ một lễ nào, chỉ uống một chung trà nóng cùng gia đình, rồi Thầy hồi quy bổn tự. Cả nhà cùng tiễn đưa Thầy trên một quãng đường làng. Hình ảnh thánh thiện vô trước của bậc chân tu, với chiếc áo nâu sồng cũ kỹ, từng bước chân nhẹ nhàng trôi giữa dòng đời - Người đã đi vào lòng Hồ Thụtừ đây.

Khi trở về nhà mọi người đều nghe bà Thụ kể lại rằng:

- Khi Thầy niệm thần chú, thì Tôi thấy trong người mình khỏe ra rất nhiều và niềm tin về đức Phật hết sức mãnh liệt...

Sống với chồng được một thời gian, bà Thụ thai nghén và tuần tự sinh ra các người con như sau:

- Ông Hồ Liễnsinh năm Tân Dậu (1921).

- Bà Hồ Thị Rasinh năm Bính Dần (26 - 04 - 1926).

- Ông Hồ Thisinh năm Canh Ngọ (10 - 01 - 1930).

- Bà Hồ Thị Quánsinh năm Quý Dậu (1933).

Thế là ông Hồ Thụsống thủy chung với vợ đến suốt cả cuộc đời và ý định lấy vợ hai, vợ ba cũng không còn. Khoảng một thời gian sau, hai ông bà Thụ cùng các con trong gia đình tìm đến Bồ-tát và xin làm đệ tử. Bồ-tát quán chiếu cơ duyên và bảo với ông bà Hồ Thụ rằng: Ông bà có duyên gặp Thầy trị bệnh chứ không phải duyên làm đệ tử của Thầy. Sau này ông bà cùng các con của ông bà sẽ quy y làm đệ tử của một vị sư khác. Vì gia đình ông bà nhiều đời có duyên với vị sư sau này, vị sư ấy truyền Tam quy Ngũ giới để gia đình ông bà đắc giới mà tu hành.

Về Đầu Trang Go down
 
TRỪ TÀ THẦN BẰNG LÒNG TỪ BI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đạo học-Tâm linh-Huyền thuật :: Tôn giáo :: Phật giáo-
Chuyển đến